NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944-22/12/2024)!

Trang chủ/ Cải cách hành chính

  16/10/2024     |  Lượt xem 4154   

Bài tuyên truyền luật phòng chống tham nhũng

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ HỒNG VÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

Hồng Vân, ngày 18 tháng 6 năm 2024

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG MỘT SỐ NỘI DUNG

CƠ BẢN CỦA LUẬT CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2024

Kính thưa toàn thể nhân dân!
          Để chấp hành nghiêm túc các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng. Ngày 27 tháng 11 năm 2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Bộ Luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Chương XXIII Mục 1 có quy định về các tội phạm tham nhũng, UBND xã Hồng Vân xin trích tuyên truyền một số Điều của Bộ Luật hình sự, Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại như sau:
          Điều 353. Tội tham ô tài sản
          1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
          a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
          b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
          2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
          a) Có tổ chức;
          b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
          c) Phạm tội 02 lần trở lên;
          d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
          đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
          e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
          g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổchức.
          3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
          a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
          b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
          c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
          d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
          4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
          a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
          b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
          5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
          6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
          Điều 354. Tội nhận hối lộ
          1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
          a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
          b) Lợi ích phi vật chất.
          2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
          a) Có tổ chức;
          b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
          c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
          d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
          đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
          e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
          g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
          3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
          a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
          b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
          4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
          a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
          b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
          5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
          6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
          Điều 355. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
          1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:
          a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
          b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
          2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:
          a) Có tổ chức;
          b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
          c) Phạm tội 02 lần trở lên;
          d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
          đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
          e) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
          3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:
          a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
          b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
          c) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động;
          d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
          4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
          a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
          b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
          5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
          Trên đây là bài tuyên truyền luật phòng chống tham nhũng năm 2024 thông báo đến toàn thể nhân dân trên địa bàn xã.

( Đài truyền thanh xã tuyên truyền vào thứ 5 hàng tuần)

Nơi nhận:

  • Đài truyền thanh
  • Lưu VP

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

Phó chủ tịch

Trần Văn Nhất

( đã ký)

 

 

 
Liên kết
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 34885